Skip to content

Tăm tre trong văn hóa Việt Nam

  Người Việt Nam có truyền thống sử dụng tăm sau bữa ăn. Chiếc tăm gắn bó với họ từ khi biết cầm đũa ăn cơm cho đến tận khi tuổi xế chiều. Cây tăm như một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của người dân và thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tăm Việt Nam thường làm bằng tre,được sử dụng để loại bỏ các vật vướng mắc bên chân răng,thường là sau bữa ăn ,còn ở Mỹ,tăm làm bằng gỗ từ cây phong.Người Việt Nam có thói quen dùng tăm từ bao giờ thì không ai rõ.Chỉ biết rằng từ rất lâu người nông dân khi đi cày,đi cấy,gặt ngoài đồng xa đẵ biết dùng những thân cây cỏ,cọng rơm để làm tăm,sau bữa cơm giữa đồng vội vã.Nhưng có lẽ thông dụng nhất và được người Việt sử dụng nhiều nhất là tăm được làm từ cây tre,phấn và giang.Có lẽ,tăm được làm từ 3 loài cây trên có đủ các tố chất cứng,mềm,dẻo tựa như một sự kết hợp hài hòa âm dương trong thuyết ngũ hành khiến nó trở lên thông dụng và ăn sâu vào nếp sống của người Việt.
Nếu có việc phải đến nhà ai vào giờ cơm,ông bà ta thường dùng chiếc tăm ngậm bên khóe miệng như ngầm nhắn nhủ cho gia chủ rằng mình đã dùng bữa rồi nên hộ cứ tự nhiên.Nhằm tránh sự phiền hà cho gia chủ,cũng như sự e ngại cho khách.Lúc đó,chiếc tăm đã trở thành “sứ giả” trong văn hóa giao tiếp của người Việt.
Đặc biệt,người Việt Nam cũng thường đánh giá người khác có văn hóa hay không qua cách dùng tăm.Theo đó,những người khi cầm tăm xỉa răng,ngoáy chọc,lại cắn giập một đầu quét qua quét lại như dùng chổi quét,thì bị coi là thô tục,vô duyên.Còn người cầm tăm,dùng hai tay che kín miệng để xỉa,được người ta xem đó là cử chỉ ý nhị,dễ thương và có văn hóa. Vậy là,chiếc tăm tuy nhỏ bé nhưng ẩn chứa bao hàm ý trong cách giao tiếp thường nhật của những cư dân con Lạc, cháu Hồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *